Artemia: thông tin cơ bản

29.7.2021

Khi nói đến “Artemia”, một số bạn còn lấy làm lạ, không biết đó là gì. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về Artemia để bạn hiểu rõ hơn nhé.

Artemia là tên khoa học của một loại sinh vật được dùng làm thức ăn nuôi tôm. Tên dân dã của chúng là tôm đồng muối. Nó xuất hiện nhiều nhất ở Hồ Muối Lớn (The Great Salt Lake) nằm ở Utah, Mỹ. Ở Việt Nam, việc đánh bắt trứng Artemia xuất phát từ Đồng bằng Sông Cửu Long vào khoảng những năm 1980. Artemia rất giàu chất đạm, vậy nên nó có giá trị thương mại cao. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin khái quát về Artemia. Bạn nhớ theo dõi đến cuối bài nhé.

Artemia là gì?

Nếu bạn đang thắc mắc Artemia là gì thì câu trả lời đó là một loài giáp xác nhỏ được tìm thấy trong các hồ nước mặn. Như đã nói ở trên, Artemia xuất hiện nhiều ở Hồ Muối Lớn Utah, Mỹ. Hồ nước này nhận nước từ 3 con sông lớn là sông Jordan, sông Weber và sông Bear. Hằng năm, ba con sông đổ vào Hồ Muối Lớn không dưới 1,1 triệu tấn khoáng chất. Vì vậy, nước hồ này có độ mặn cao hơn cả nước biển.

Artemia là loài sinh vật ưa nước mặn. Do đó, nó tập trung rất đông ở Hồ Muối Lớn. Nơi đây có số Artemia cao nhất thế giới. Do có quá nhiều Artemia sống ở đây nên nước hồ có cả hai màu xanh và đỏ. Màu đỏ đến từ Artemia. Nó không thể sống lâu trong nước loãng trong thời gian quá lâu. Nó bơi với tư thế úp ngược, đạp lên các chân của mình để tiến lên phía trước. Artemia được đánh bắt theo mùa vụ.

Cấu tạo cơ thể của Artemia

Phần thân của Artemia có chiều dài chưa đến 15mm (tức 0.6 inches). Chiều dài con đực ngắn hơn con cái. Con đực dài tầm 8-10 mm, trong khi con cái dài 10-12 mm. Các nhà khoa học có nhắc đến trong các báo cáo rằng phần đầu của Artemia rời rạc với mắt và các sợi râu. 

Cấu tạo cơ thể chính của nó gồm phần đầu, thân và bụng. Đầu gồm đoạn tuyến tiền liệt và các đoạn chứa mắt trung gian và mắt kép. Phần thân gồm 11 khúc. Mỗi khúc chứa thoracopodes (một loại phần phụ). Phần bụng gồm 8 khúc được chia làm 2. Đoạn bụng đầu tiên chứa cơ quan sinh dục và đoạn còn lại chứa xác con (còn được gọi là furca và telson). Những múi cơ được kết nối bởi nhóm xương ngoài kitin linh hoạt. Bộ xương ngoài đối với cơ thể con cái thì khác với cơ thể con đực. Ở con cái, bộ xương ngoài được thay theo chu kỳ mỗi trước khi rụng trứng, còn ở con đực thì không quan sát được. 

Tìm hiểu về vòng đời ấu trùng 

Vòng đời của ấu trùng Artemia trải qua 4 giai đoạn chính sau đây:

Thông tin chi tiết về vòng đời của Artemia từ lúc nhỏ đến trưởng thành

Vòng đời của Artemia

  • Thường ấu trùng mới nở có chiều dài từ 400 đến 500 µm. Cơ thể có màu vàng cam, có một mắt màu đỏ ở phần đầu và ba đôi phụ bộ. Bộ máy tiêu hóa của ấu trùng giai đoạn I chưa hoàn chỉnh nên chỉ sống dựa vào nguồn noãn hàng.

  • Giai đoạn 2 bắt đầu sau 8 giờ tính từ lúc nở, trong khoảng thời gian này ấu trùng sẽ lột xác và tăng trưởng. Trải qua 15 lần lột xác trước khi tiến đến giai đoạn trưởng thành. Các đôi phụ bộ lần lượt xuất hiện ở vùng ngực và dần hình thành chân ngực, mắt kép xuất hiện ở hai bên mắt. Lúc này chúng có thể tiêu hóa các loại thức ăn nhỏ với kích thước từ 1 đến 50 µm.

Artemia sống ở đâu?

Thông thường, Artemia sẽ tập trung ở vùng Đông Á và Mỹ Latinh vì nước biển ở những vùng này mặn hơn so với những vùng khác. Hồ Nước Mặn Lớn ở Utah là nơi tập trung nhiều Artemia nhất. Và Artemia thường không sống được mỗi khi thủy triều dâng. Vì vậy, mỗi đợt thủy triều ở vùng Đông Nam Á, có cố gắng cỡ nào cũng không tìm thấy dấu hiệu của sự sống sót của một con Artemia nào. 

Hệ thống điều hòa thẩm thấu của Artemia có thể chịu được nồng độ muối cao. Khi các hồ bước vào mùa khô hạn, Artemia ẩn mình bằng cách tạo ra một phôi được mã hóa có sức đề kháng cao.

Nguồn trứng của Artemia xuất phát từ Bắc Mỹ là nhiều. Những nơi như San Francisco, Utah, hồ Chaplin Canada tập trung rất nhiều Artemia. Ngoài ra còn có Macau, Brazil và Trung Quốc. Kế đó, ở thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng là nơi nổi tiếng với nghề nuôi Artemia xuất khẩu.

Công dụng của Artemia

Thức ăn cho các loài sinh vật thủy sản

Artemia được sử dụng phổ biến trong việc nuôi tôm bởi tôm là loài cần phải nuôi trong môi trường nước biển sạch, thức ăn sạch và không lây truyền bệnh để đảm bảo tôm có thể phát triển tốt. Và đây cũng chính là những ưu điểm nổi bật của Artemia. Ngoài tôm ra, Artemia còn dùng để nuôi các loài thủy sản khác như cá, cua, mực. Đặc biệt, Artemia có kích thước nhỏ, giàu chất khoáng, axit amin và axit béo, nổi bật là axit béo không no HUFA. Vì vậy, nó chính là thức ăn lý tưởng cho việc nuôi tôm cá giống, giúp cung cấp đủ dinh dưỡng từ khi còn rất nhỏ. Từ đó giảm đi đáng kể tỷ lệ phân đàn.

Hỗ trợ quá trình sản xuất muối

Ngoài việc là thức ăn bổ dưỡng cho tôm thì Artemia còn được dùng trong quá trình sản xuất muối. Nó ăn những tinh thể dư thừa trong quá trình kết tinh muối, làm cho muối trong hơn. Do đó, chỉ những tinh thể tinh khiết nhất được giữ lại.Việc nuôi Artemia làm cho muối trắng hơn.

Kiểm soát tảo độc

Artemia còn được sử dụng để kiểm soát sự phát triển của tảo độc. Artemia có thể ăn được những phần tử tảo phù du siêu nhỏ giúp người nông dân tiêu diệt những tảo độc, có lợi cho việc chăn nuôi thủy sản trong hồ nước nhỏ.

Nuôi Artemia như thế nào?

Rất dễ để nuôi Artemia. Trong tự nhiên, Artemia ăn những loài tảo. Tuy nhiên, nếu bạn nuôi chúng trong hồ nước nhân tạo, bạn có thể cho chúng ăn bột đậu nành, yến mạch, bột mì và lòng đỏ trứng gà.

Ngoài ra, để nuôi chúng tại gia, bạn cần chuẩn bị hồ nước mặn với nhiều muối bởi Artemia vốn là sinh vật nước mặn. Nếu bạn nuôi chúng trong môi trường nước bình thường chúng sẽ sống không được quá 1 giờ đồng hồ. 

Kết bài

Artemia ngày càng được ưa chuộng trên thị trường vì chúng dễ nuôi và tiết kiệm chi phí. Chúng có thể ăn được những thức ăn của người như bột mì, yến mạch, bột đậu nành, trứng gà. Tuy nhiên, phải thêm nhiều muối vào môi trường nước nuôi Artemia để chúng được sinh sôi khỏe mạnh. Trong những bài tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách để nuôi Artemia tại gia nhé.